Khoa Khoa học Xã hội & Nhân văn

I. NHÂN SỰ CỦA KHOA

1. Ban chủ nhiệm khoa

Stt

Họ và tên Chức vụ Email

1

TS. Nguyễn Hoa Bằng Trưởng khoa [email protected]

2

 ThS. Lê Hoàng Trung Phó Trưởng Khoa [email protected]

2. Trợ lý khoa

Stt

Họ và tên Chức vụ Email

1

 ThS. Nguyễn Thị Phượng Trợ lý giáo vụ [email protected]

2

ThS. Trần Thị Hằng Nga Kiêm nhiệm

Trợ lý sinh viên

[email protected]

3. Giảng viên

Stt

Họ và tên Chức vụ Email

1

ThS.  Đinh Thị  Thì Dung Giảng viên [email protected]

2

ThS. Trần Thị Hằng Nga Giảng viên [email protected]

3

ThS. Nguyễn Thị Nguyên Giảng viên [email protected]

4

ThS. Dương Thị Mỹ Thẩm Giảng viên [email protected]

5

ThS. Nguyễn Thị Kim Trinh Giảng viên [email protected]

II. CHỨC NĂNG

–  Đào tạo cử nhân về khoa học xã hội và nhân văn ở đồng bằng sông Cửu Long và trong cả nước nhằm cung cấp cho xã hội nguồn nhân lực có trình độ đại học hoạt động trên địa hạt KHXH và NV;

– Tổ chức nghiên cứu những vấn đề về khoa học xã hội và nhân văn ở ĐBSCL nhằm cung cấp luận cứ khoa học cho việc lập quy hoạch, kế hoạch, cơ chế, chính sách phát triển kinh tế – xã hội của vùng.

III. NHIỆM VỤ

– Tổ chức đào tạo trình độ đại học các ngành thuộc Khoa học xã hội và nhân văn, hiện tại gồm các ngành: Tiếng Việt và Văn hóa Việt Nam, với các chuyên ngành: Ngữ văn học, Báo chí truyền thông, Quản lí văn hóa, Quản trị văn phòng; Đông phương học, với các chuyên ngành: Trung Quốc học, Nhật Bản học, Hàn Quốc học; Công tác xã hội, với chuyên ngành Xã hội học.

– Phối hợp quản lí chuyên môn đào tạo trình độ Cao học ngành Văn học Việt Nam.

– Phối hợp với Trung tâm Đào tạo tiếng Việt cho người nước ngoài tham gia giảng dạy, thi cử.

IV. NGÀNH ĐÀO TẠO

1. Ngành CÔNG TÁC XÃ HỘI

– Công tác xã hội là nghề chuyên tham vấn, hỗ trợ, giúp đỡ những người yếu thế trong xã hội (người nghèo, người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, phụ nữ, người già …),  tăng cường hay khôi phục việc thực hiện các chức năng xã hội của họ.

– Ngành CTXH phù hợp với những người luôn đề cao tinh thần nhân ái; sẵn sàng giúp đỡ người khác với tinh thần thiện nguyện, những người năng động, có xu hướng thích quan tâm, tìm hiểu các lĩnh vực đời sống xã hội.

– Cơ hội nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp, cử nhân CTXH làm việc tại các cơ quan của ngành Lao động – Thương binh và Xã hội; các công ty, xí nghiệp, bệnh viện, trường học, các cơ quan đoàn thể xã hội, các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước; làm việc độc lập với vai trò là nhân viên xã hội, kiểm huấn viên, nhà nghiên cứu, hay cán bộ hoạch định chính sách xã hội; làm điều phối viên cho chương trình, dự án, giám đốc, quản lý các trung tâm, nhà ở, các dịch vụ xã hội; có thể tham gia giảng dạy chuyên ngành Công tác xã hội tại các trường đại học, cao đẳng, các viện, các trung tâm nghiên cứu,…có đào tạo ngành Công tác xã hội.

– Cơ hội học tập nâng cao trình độ: S au khi tốt nghiệp đại học ngành CTXH, các cử nhân có thể tiếp tục học lên các bậc cao hơn như thạc sĩ, tiến sĩ chuyên ngành Công tác xã hội ở trong và ngoài nước.

2. Ngành ĐÔNG PHƯƠNG HỌC

(Các chuyên ngành: Đông Nam Á học, Trung Quốc học, Nhật Bản học, Hàn Quốc học)

– Đông phương học là ngành tìm hiểu lịch sử, địa lý, kinh tế, du lịch, chính trị-ngoại giao, ngôn ngữ, văn hóa của các nước phương Đông – nền văn minh lâu đời của nhân loại.

Ngành Đông phương học phù hợp với những người muốn tìm hiểu về lịch sử, văn hóa, chính trị, tư tưởng, dân tộc, tôn giáo, ngôn ngữ, quan hệ quốc tế của các quốc gia phương Đông, đặc biệt là các nước phát triển mạnh trong khu vực như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản; những người muốn vận dụng các kiến thức về Đông phương học, đặc biệt là ngoại ngữ chuyên ngành (tiếng Trung, tiếng Hàn, tiếng Nhật) để có thể làm việc cho các tổ chức, doanh nghiệp, công ty nước ngoài ở trong và ngoài nước.

Cơ hội nghề nghiệp: Sau khi tốt nghiệp, cử nhân ngành Đông Phương học có cơ hội lựa chọn mảng công tác liên quan đến các lĩnh vực lịch sử, chính trị, văn hóa, kinh tế, ngôn ngữ… của từng quốc gia mà mình theo học. Một số công việc cụ thể: cán bộ chuyên phụ trách các mảng liên quan đến lĩnh vực lịch sử, văn hóa, xã hội, ngoại giao; chuyên viên ngoại giao, quan hệ quốc tế; phiên dịch viên, giao dịch viên, hướng dẫn viên, trợ lý giám đốc, thư ký tổng hợp; giảng viên ngoại ngữ, giảng dạy và nghiên cứu về lịch sử, văn hóa phương Đông; hướng dẫn viên du lịch; biên tập viên…

Cơ hội học tập nâng cao trình độ: Sau khi tốt nghiệp đại học ngành Đông phương học, các cử nhân có thể tiếp tục học lên các bậc cao hơn như thạc sĩ, tiến sĩ chuyên ngành ở trong và ngoài nước

3. Ngành TIẾNG VIỆT & VĂN HÓA VIỆT NAM (VĂN HỌC, NGỮ VĂN)

(Các chuyên ngành: Ngữ văn học, Báo chí truyền thông, Quản lí văn hóa, Quản trị văn phòng)

Tiếng Việt và Văn hóa Việt Nam là ngành học giúp người học có cơ hội tìm hiểu và nghiên cứu về các lĩnh vực ngôn ngữ, văn học, văn hóa, xã hội, con người Việt Nam trong suốt tiến trình lịch sử dân tộc. Qua đó, góp phần bảo tồn, phát triển di sản văn hóa dân tộc trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa…

Ngành Tiếng Việt và Văn hóa Việt Nam phù hợp với những đối tượng đam mê và thiên hướng tìm hiểu lĩnh vực Khoa học xã hội và Nhân văn nói chung; đam mê tìm hiểu chuyên sâu về lĩnh vực Ngôn ngữ và Văn học, Văn hóa Việt Nam; yêu thích các hoạt động liên quan đến sáng tác, biểu diễn văn hóa nghệ thuật… Yêu thích làm phóng viên, biên tập viên các loại báo chí…

Cơ hội nghề nghiệp:  làm việc tại các cơ quan nghiên cứu về ngôn ngữ học, văn học, nghệ thuật…; làm phóng viên, biên tập viên trong các cơ quan báo chí – truyền thông; làm việc tại các hội văn nghệ, sở văn hóa,  nhân viên văn phòng ở các công ty, doanh nghiệp; giảng dạy tại các cơ sở giáo dục từ trung học đến cao đẳng, đại học…làm công tác văn phòng tại các cơ quan, công ty, doanh nghiệp

Cơ hội học tập nâng cao trình độ: Sau khi tốt nghiệp đại học ngành Tiếng Việt và Văn hóa Việt Nam, có thể tiếp tục học lên các bậc cao hơn như thạc sĩ, tiến sĩ với các chuyên ngành: Văn hóa học, Ngôn ngữ học, Văn học Việt Nam, Văn học nước ngoài, Lý luận văn học, Lý luận và phương pháp dạy học Văn – Tiếng Việt, Việt Nam học…báo chí.

V. CÁC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA

– Hàng năm Khoa đều tổ chức cho sinh viên năm thứ 2 ngành Tiếng Việt và văn hóa Việt Nam và Đông Phương học đi thực tế ngoài trường.

– Tổ chức các buổi thực tập, tham quan thực tế cho sinh viên ngành Công tác xã hội tại các Trung Tâm công tác xã hội, bệnh viện, trường học…

– Ngoài ra, Khoa còn có CLB Văn học do các em sinh viên tự tổ chức và quản lý với mục đích tạo thêm sân chơi lành mạnh cho các sinh viên sau những giờ học chính khóa. Thời gian qua, dưới sự cố vấn của các giảng viên trong Khoa, CLB Văn học đã tổ chức thành công rất nhiều cuộc thi sáng tác văn học nghệ thuật cũng như các chuyến đi thực tế sáng tác; giao lưu với các văn nghệ sĩ ở Hội văn học nghệ thuật các tỉnh ĐBSCL…

Sinh viên ngành TV&VHVN của Khoa đi thực tế tại Đà Lạt

Các thành viên CLB Văn học tham gia giao lưu với các văn nghệ sĩ ở Hội văn học nghệ thuật tỉnh Tiền Giang

VIII. MỘT VÀI GƯƠNG MẶT CỰU SINH VIÊN THÀNH ĐẠT

TS. Trịnh Huỳnh An – Phân hiệu Phó Thường trực – Phân hiệu Trường Đại học Bình Dương tại Cà Mau, Cựu Sinh viên khóa 8 ngành Ngữ Văn

Anh Ngô Hải Sơn đang công tác tại Viện kiểm sát nhân dân quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ – nguyên là sinh viên ngành TV&VHVN, khóa 4, Khoa KHXH&NV, Đại học Cửu Long.

Anh Trần Hoài Thương, Phóng viên Báo Tuổi Trẻ – nguyên là sinh viên ngành TV&VHVN khóa 10, Khoa KHXH&NV, Đại học Cửu Long.

Chị Mai Thị Cẩm Tú, Phóng viên Đài PTTH tỉnh Vĩnh Long – nguyên là sinh viên ngành TV&VHVN, khóa 11, Khoa KHXH&NV, Đại học Cửu Long.

Anh Trần Thương Nhiều đang công tác tại Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Tiền Giang – nguyên là sinh viên ngành TV&VHVN Khóa 11,Khoa KHXH&NV, Đại học Cửu Long.

* Chương trình đào tạo Thạc sĩ ngành Văn học Việt Nam (2018-2022):

* Chuẩn đầu ra Thạc sĩ  Văn học Việt Nam (2018-2022):

* Đề cương chi tiết học phần trình độ Thạc sĩ ngành VHVN năm 2018:

* Đề cương chi tiết học phần trình độ Thạc sĩ ngành VHVN năm 2020:

* Đề cương chi tiết học phần trình độ Thạc sĩ định hướng nghiên cứu ngành VHVN năm 2022:

* Đề cương chi tiết học phần trình độ Thạc sĩ định hướng ứng dụng ngành VHVN năm 2022:

* Dạnh mục các công trình nghiên cứu khoa học:

Nguồn: Khoa KHXH&NV