Phòng Khảo thí & Đảm bảo chất lượng

I.  GIỚI THIỆU

  1. Tên đầy đủ của đơn vị:

Tiếng Việt: PHÒNG KHẢO THÍ VÀ ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG

Tiếng Anh: OFFICE OF TESTING AND QUALITY ASSURANCE

  1. Tên viết tắt của đơn vị:  

Tiếng Việt: KT&ĐBCL

Tiếng Anh: OTQA

  1. Địa chỉ thông tin liên hệ: phòng 202, tầng 3, Khu Hành Chính Trường Đại Học Cửu Long, QL 1A, xã Phú Quới, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long.

Điện thoại: 02703.831433

Email: [email protected].

Địa chỉ website: //mku.vn/edusoft

  1. Năm thành lập đơn vị: 2009
  2. Phương châm làm việc: Nhanh chóng – Chính xác – Bảo mật

II. CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ

     1. Chức năng

Công tác khảo thí, phối hợp với các đơn vị thực hiện tổ chức thi tuyển sinh, thi kết thúc học kỳ và các hình thức thi khác cho các bậc, các hệ đào tạo trong toàn trường; quản lý bài thi, điểm thi đúng quy chế.

Công tác đảm bảo chất lượng, bao gồm triển khai quy trình kiểm định chất lượng giáo dục; Khắc phục những tồn đọng trong kiểm định; Viết báo cáo Tự đánh giá và đánh giá ngoài chương trình đào tạo; đảm bảo chất lượng bên trong của trường đại học nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội; Chuẩn bị các điều kiện để tham gia xếp hạng cùng với các trường Đại học trong khu vực và các tổ chức quốc tế.

  1. Nhiệm vụ:

     a. Công tác khảo thí:

  • Căn cứ trên kế hoạch đào tạo năm học của các bậc, các hệ đào tạo, xây dựng kế hoạch thi cử với các mốc thời gian cụ thể trong từng học kỳ và năm học, công bố rộng rãi cho người học vào đầu năm học.
  • Soạn thảo, cập nhật bổ sung các quy định, quy trình, quy chế thi cử của Bộ Giáo dục và đào tạo, trình Ban Giám hiệu phê duyệt, triển khai đến các đơn vị và công bố trên trang website.
  • Căn cứ theo kế hoạch làm việc của đơn vị, soạn thảo các quyết định thi cử cho các kỳ thi tuyển sinh, thi kết thúc học phần cho các hệ và các bậc đào tạo; Chịu trách nhiệm xử lý điểm kiểm tra giữa kỳ; Các quy trình từ khâu tổ chức thi, in sao đề thi, xử lý bài thi, điểm thi đến khi công bố kết quả theo đúng quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo, theo quy định bảo mật nhà nước và quy định của pháp luật.
  • Thực hiện tổng hợp và báo cáo định kỳ về công tác tổ chức thi, kết quả các kỳ thi, thống kê tỉ lệ kết quả môn học theo học kỳ.
  • Quản lý điểm thi trên trang website, hướng dẫn sinh viên các thao tác truy cập xem lịch thi, điểm thi.
  • Thực hiện công tác lưu trữ, quản lý bảo mật đề thi, bài thi, điểm thi theo đúng quy chế.
  • Giải quyết các thắc mắc về bài thi, điểm thi và các thông tin liên quan khác.

     b. Công tác đảm bảo chất lượng:

  • Xây dựng kế hoạch đảm bảo chất lượng theo từng năm học.
  • Cập nhật những thông tin kiểm định chất lượng giáo dục, xây dựng kế hoạch khắc phục những tồn đọng trong kiểm định.
  • Triển khai và xử lý phiếu phản hồi của người học về các họat động giảng dạy của giảng viên, thống kê tỉ lệ phần trăm về nội dung trong phiếu phản hồi, gửi thông tin về lãnh đạo đơn vị và giảng viên nhằm rút kinh nghiệm trong công tác quản lý, cải thiện và nâng cao chất lượng giảng dạy.
  • Phối hợp với các khoa, xử lý phiếu phản hồi của sinh viên năm cuối, của cựu sinh viên, của doanh nghiệp về chương trình đào tạo nhằm cải tiến đáp ứng nhu cầu xã hội.
  • Phối hợp với các đơn vị thực hiện kiểm định chất lượng chương trình đào tạo và đánh giá ngoài; khắc phục những tồn đọng của đánh giá ngoài về chương trình đào tạo, viết báo cáo tự đánh giá kiểm định cơ sở giáo dục theo bộ tiêu chuẩn mới.
  • Đăng ký xếp hạng trường đại học.
  • Thực hiện và triển khai các thông tin liên quan khác về đảm bảo chất lượng đến các đơn vị.
  • Tham gia tập huấn nghiệp vụ đảm bảo chất lượng theo triệu tập của các trung tâm kiểm định trong nước và của Bộ Giáo Dục Và Đào tạo.
  1. Quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình:

       3.1 Trách nhiệm:

– Trưởng Phòng: lập kế hoạch làm việc cho năm học, xây dựng nội dung đảm bảo chất lượng hàng năm gửi Cục Quản Lý Chất lượng theo quy định và có báo cáo vào cuối năm học. Phân công công việc cho các thành viên trong từng học kỳ. Chỉ đạo đơn vị hoàn thành chức năng, nhiệm vụ. Tham mưu cho Hiệu Trưởng về các lĩnh vực liên quan đến đơn vị phụ trách. Chịu trách nhiệm trước Hiệu Trưởng về các hoạt động của đơn vị. Hỗ trợ các đơn vị khác khi cần.

– Phó Trưởng phòng: chịu trách nhiệm trước Ban Giám Hiệu và Trưởng Phòng về các nhiệm vụ được giao, thay mặt Trưởng Phòng giải quyết các công việc khi được Trưởng Phòng phân công.

– Chuyên viên: chịu trách nhiệm trước Trưởng Phòng về các công việc được phân công.

     3.2 Giải trình:

Trách nhiệm giải trình: Lãnh đạo cá nhân của các đơn vị thực hiện đầy đủ các qui định, các yêu cầu về chế độ báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất những nội dung liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của lãnh đạo đơn vị và của cá nhân đến Ban Giám hiệu.

Nội dung giải trình: Thông qua kế hoạch từng tuần, từng tháng, từng quí… để thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của đơn vị và cá nhân theo qui định của Trường, chịu trách nhiệm trước Ban Giám hiệu về các hoạt động của đơn vị và cá nhân.

Thời gian giải trình: Theo qui định từng tuần, từng tháng, từng quí…hoặc đọt xuất theo yêu cầu của lãnh đạo đơn vị, của Ban Giám hiệu.

Hình thức xử lý khi không hoàn thành nhiệm vụ: Theo qui chế xử lý qui định của đơn vị, của nhà trường cụ thể: Không xét thi đua, chậm nâng bậc lương, không được chi phúc lợi của nhà trường, bị phê bình, khiển trách, cảnh cáo…

 

                                                              PHÒNG KHẢO THÍ & ĐBCL