Khoa Nông nghiệp – Thủy sản

     I. NHÂN SỰ

  1. Ban chủ nhiệm Khoa

STT

HỌ VÀ TÊN Học hàm – học vị CHỨC VỤ Email Bộ môn

1.

Nguyễn Kim Quyên Tiến sĩ Trưởng khoa [email protected] Trưởng BM Khoa học cây trồng

2.

Nguyễn Quốc Thái Thạc sĩ Phó Trưởng khoa [email protected] BM Khoa học cây trồng

   

      2. Trợ lý Khoa

STT

HỌ VÀ TÊN Học hàm – học vị CHỨC VỤ Email Bộ môn

1

Đoàn Vĩnh Phúc Thạc sĩ Trợ lý Trưởng Khoa

 

[email protected] BM Khoa học cây trồng

     3. Hội đồng Khoa học và Đào tạo

STT

Họ và tên Chức vụ/chức danh, đơn vị

Chức danh Hội đồng

1.

Nguyễn Kim Quyên Tiến sĩ; Trưởng Khoa NN-TS, Trưởng bộ môn Khoa học cây trồng, trường đại học Cửu Long Chủ tịch

2.

Bùi Hữu Thuận Tiến sĩ; Trưởng Bộ môn Công nghệ thực phẩm, trường đại học Cửu Long Ủy viên

3.

Phạm Thị Thu Hồng Tiến sĩ; Trưởng Bộ môn Nuôi trồng thủy sản, trường đại học Cửu Long Ủy viên

4.

Nguyễn Thị Thu Nga Phó Giáo sư, Tiến sĩ; Trưởng bộ môn Bảo vệ thực vật, trường đại học Cần Thơ Ủy viên

5.

Đoàn Vĩnh Phúc Thạc sĩ, trợ lý Trưởng khoa, trường đại học Cửu Long Thư ký

      4. Giảng viên, chuyên viên

STT

HỌ VÀ TÊN Học hàm – học vị CHỨC VỤ Email Bộ môn

1

Phạm Thị Mỹ Lệ Thạc sĩ Giảng viên

 

[email protected] BM Công nghệ thực phẩm

2

Đặng Xuân Đào Thạc sĩ Giảng viên [email protected]

3

Trương Linh Phương Cử nhân Chuyên viên PTN [email protected]

4

Phạm Xuân Phong Thạc sĩ Giảng viên [email protected]

5

Nguyễn Thị Kiều Tiên Thạc sĩ Giảng viên [email protected]

6

Nguyễn Hoàng Anh Thạc sĩ Giảng viên [email protected] BM Khoa học cây trồng

7

Võ Thị Kim Mai Thạc sĩ Giảng viên [email protected]

8

Đặng Thị Mỹ Tú Thạc sĩ Giảng viên [email protected]

9

Phạm Thị Thu Hồng Tiến sĩ Giảng viên [email protected] BM Nuôi trồng thủy sản

10

Hồ Phương Ngân Thạc sĩ Giảng viên [email protected]

11

Nguyễn Hồng Linh Thạc sĩ Giảng viên [email protected]

     II. CHỨC NĂNG

Khoa Nông nghiệp – Thuỷ sản giúp Hiệu trưởng thực hiện chức năng quản lý hành chính, quản lý công tác giảng dạy, nghiên cứu, đào tạo, quản lý cơ sở vật chất của Khoa nhằm đáp ứng kế hoạch giảng dạy chung của Nhà trường.

Thực hiện công tác giảng dạy cho các ngành: Nông học, Công nghệ thực phẩm, Nuôi trồng thuỷ sản, Bảo vệ thực vật, Thú y cùng với giảng dạy các học phần thuộc phạm vi quản lý của khoa và các chuyên ngành khác trong Nhà trường.

     III. NHIỆM VỤ

  1. Nghiên cứu chức năng, nhiệm vụ của nhà trường để tham mưu cho Hiệu trưởng trong chiến lược xây dựng các mã ngành đào tạo, chương trình đào tạo phù hợp với nhu cầu thực tế của trường, của tỉnh, của xã hội.
  2. Nghiên cứu, đề xuất với Hiệu trưởng và các phòng chức năng về nội dung, chương trình, biện pháp thực hiện nhiệm vụ đào tạo các bậc học, các ngành học mà khoa đảm nhận. Sử dụng hợp lý nguồn nhân lực hiện có ở khoa, trường. Có chiến lược lâu dài về xây dựng và phát triển đội ngũ CBGD có chất lượng cao.
  3. Tổ chức đăng ký các đề tài NCKH từ cấp khoa, cấp cơ sở, cấp tỉnh,… nhằm phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học cơ bản cũng như các đề tài ứng dụng phục vụ cho sự phát triển kinh tế – xã hội trong và ngoài tỉnh. Tổ chức và hướng dẫn sinh viên NCKH.
  4. Hợp tác với các trường Đại học, Viện nghiên cứu trong và ngoài trường để trao đổi cán bộ, tham khảo chương trình, giáo trình, tài liệu, kinh nghiệm quản lí và giảng dạy.
  5. Tổ chức, quản lý đội ngũ cán bộ, giảng viên, cơ sở vật chất, phòng làm việc, phòng thí nghiệm trực thuộc khoa để hoàn thành nhiệm vụ được giao theo tinh thần thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
  6. Quản lí, giáo dục, rèn luyện người học để trở thành những con người được đào tạo có phẩm chất tốt, có năng lực chuyên môn đáp ứng được yêu cầu của xã hội.
  7. Chỉ đạo thực nghiệm tổ chức sản xuất các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản chất lượng gắn với NCKH, thực hành của GV, SV.
  8. Thực hiện các nhiệm vụ do Hiệu trưởng phân công.

      IV. NGÀNH ĐÀO TẠO

      1 . Đào tạo các ngành

     * Bậc đại học

  • Công nghệ sinh học: cấp bằng cử nhân (thời gian đào tạo 3,5 năm)
  • Công nghệ thực phẩm; Nông học; Bảo vệ thực vật; Nuôi trồng – thủy sản: cấp bằng kỹ sư (thời gian đào tạo 4 năm)
  • Thú y: cấp bằng bác sĩ (thời gian đào tạo 5 năm)

     * Bậc cao học

Phối hợp với khoa Sau Đại học đào tạo thạc sĩ ngành Công nghệ thực phẩm

     2. Mục tiêu đào tạo các ngành và cơ hội nghề nghiệp

  • Công nghệ thực phẩm: đào tạo kỹ sư Công nghệ thực phẩm có khả năng đánh giá phẩm chất thực phẩm; thiết kế, vận hành các tiến trình bảo quản, sau thu hoạch, sản xuất nông sản thực phẩm đáp ứng yêu cầu về vệ sinh, an toàn, chất lượng. Sinh viên được học nghiên cứu, sáng tạo, làm sản phẩm mới hay qui trình công nghệ, hợp lý hóa sản xuất. Sinh viên được thực hành ở phòng thí nghiệm, thực tập thực tế ở nhà máy xí nghiệp chế biến, ở các viện nghiên cứu sau thu hoạch nông sản, thực phẩm. Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc tại các viện nghiên cứu, trường, y tế dự phòng, doanh nghiệp, các cơ sở xử lý sau thu hoạch, đóng gói, chế biến nông sản, thực phẩm…

Sinh viên ngành Công nghệ thực phẩm tham quan và trải nghiệm sản xuất tại nhà máy

  • Nông học: đào tạo kỹ sư Nông học có kiến thức tổng quát và chuyên ngành bao gồm các lĩnh vực sản xuất như trồng trọt (kỹ thuật sản xuất, giống, bảo vệ thực vật, …), chăn nuôi và thủy sản (giống, kỹ thuật sản xuất, thú y, vệ sinh môi trường sản xuất, …). Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc tại các viện nghiên cứu, các phòng thí nghiệm nông nghiệp, các công ty phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thủy sản, chăn nuôi; các cơ quan nhà nước về nông nghiệp.

Sinh viên ngành Nông học thực hành tại nhà lưới

  • Bảo vệ thực vật: đào tạo kỹ sư Bảo vệ thực vật có kiến thức và kỹ năng về bảo vệ thực vật; am hiểu về các loài dịch hại và thiên địch trên cây trồng, biết áp dụng hợp lý các biện pháp bảo vệ thực vật nhằm hướng đến một nền sản xuất nông nghiệp an toàn; có kiến thức về an toàn lao động, an toàn nông sản thực phẩm, đạo đức nghề nghiệp; có khả năng hợp tác trong sản xuất nông sản và trong nghiên cứu khoa học, biết sản xuất và làm dịch vụ bảo vệ thực vật. Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc tại các Trường đại học, cao đẳng, các Viện, trung tâm nghiên cứu; công tác tại các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ thực vật; các doanh nghiệp sản xuất – kinh doanh – dịch vụ nông nghiệp và bảo vệ thực vật.

Sinh viên ngành Bảo vệ thực vật thực tập ngoài đồng

  • Nuôi trồng thủy sản: đào tạo kỹ sư Nuôi trồng thủy sản có kiến thức chuyên sâu về quản lý môi trường và sức khỏe vật nuôi; qui trình kỹ thuật sản xuất giống và nuôi thương phẩm các đối tượng thủy sản; được trang bị kỹ năng quản lý và vận hành sản xuất trong các lĩnh vực nuôi trồng, chế biến. và bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Sinh viên tốt nghiệp có khả năng triển khai ý tưởng khởi nghiệp, sáng tạo như thành lập công ty, cơ sở sản xuất về thủy sản, làm việc tại các cơ quan quản lý nhà nước về Nông nghiệp, thủy sản các cấp; các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản; sản xuất, kinh doanh giống, thức ăn, thuốc thú y thủy sản, các tổ chức Tư vấn và chứng nhận tiêu chuẩn; nghiên cứu và tham gia công tác giảng dạy tại các Viện, trường Đại học, trường nghề, …

Sinh viên ngành Nuôi trồng thủy sản thực tập tại các bè cá

  • Thú y: đào tạo bác sĩ thú y có kiến thức chuyên sâu về chăm sóc và điều trị các vấn đề liên quan đến sức khỏe cho vật nuôi, thú cưng. Sau tốt nghiệp, sinh viên có thể mở công ty thuốc thú y, phòng khám thú y hoặc trang trại chăn nuôi, làm việc tại các phòng mạch hoặc bệnh xá thú y, phòng xét nghiệm thú y, làm việc tại các cơ quan quản lý nhà nước như Phòng, Sở Nông nghiệp & PTNT, Cục, Viện nghiên cứu; Chi cục thú y tỉnh, Trạm thú y quận huyện, tham gia giảng dạy, nghiên cứu ở các trường, Viện chuyên ngành hoặc làm việc tại các công ty về thuốc và thức ăn chăn nuôi thú y, thủy sản.
  • Công nghệ sinh học: đào tạo cử nhân Công nghệ Sinh học có chuyên môn về công nghệ sinh học thực vật, lai tạo các giống sinh vật mới, phục tráng và nhân giống cây trồng, ứng dụng công nghệ enzyme và protein. Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc tại các công ty về y dược (bào chế thuốc, vaccine, …), về môi trường, về cây giống, con giống, về lĩnh vực công nghiệp (lên men, vật liệu, thuốc, chế biến), các cơ sở kinh doanh thuộc lĩnh vực công nghệ sinh học; các cơ quan kiểm nghiệm, viện nghiên cứu, công nghệ sau thu hoạch, công ty chế biến nông lâm, thực phẩm, thủy sản, bảo vệ môi sinh, …

Sinh viên ngành Công nghệ sinh học thực hành tại phòng thí nghiệm

      V. CÁC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA

  • Tổ chức tham quan ngoại khóa cho sinh viên các ngành Nông học, Công nghệ thực phẩm, Công nghệ sinh học, Bảo vệ thực vật … tại các trung tâm, trạm trại, xí nghiệp, nhà máy … những nơi có những ứng dụng, thành tựu khoa học mới, trình độ sản xuất tiên tiến.
  • Tổ chức những hội thảo chuyên đề, tiếp xúc với những nhà khoa học, kỹ nghệ gia, doanh nhân, liên kết với các công ty, doanh nghiệp, tập đoàn…
  • Tổ chức giao lưu, trao đổi và học tập kinh nghiệm giữa sinh viên và cựu sinh viên các ngành, các khóa thuộc Khoa.

Sinh viên tham gia Hội thao truyền thống Khoa Nông nghiệp – Thủy sản

Cựu sinh viên họp mặt nhân dịp kỷ niệm 20 năm thành lập Trường

Sinh viên tham gia Hội thi nấu ăn do Khoa tổ chức

 Đoàn Khoa tổ chức tri ân các Thầy Cô dịp Lễ Hiến chương nhà giáo

Đội văn nghệ Khoa Nông nghiệp – Thủy sản tham gia Gala UCL  nhân dịp Kỷ niệm 20 năm thành lập Trường.

1. BẬC ĐẠI HỌC

* Đề cương chi tiết học phần:

* Chương trình đào tạo:

* Chuẩn đầu ra:

* Bảng ma trận phát triển kiến thức và kỹ năng năm 2015:

* Bảng ma trận phát triển kiến thức và kỹ năng năm 2017:

* Bảng ma trận phát triển kiến thức và kỹ năng năm 2018:

* Bảng ma trận phát triển kiến thức và kỹ năng năm 2021:

* Quyết định ban hành triết lý giáo dục: .

* Bảng mối liên quan giữa triết lý giáo dục của Khoa và Trường:

2. SAU ĐẠI HỌC

* Chương trình đào tạo Thạc sĩ CNTP năm 2020:

* Chương trình đào tạo Thạc sĩ CNTP năm 2022 theo định hướng nghiên cứu:

* Chương trình đào tạo Thạc sĩ CNTP năm 2022 theo định hướng ứng dụng:

* Chuẩn đầu ra của CTĐT Thạc sĩ CNTP năm 2020:

* Chuẩn đầu ra của CTĐT Thạc sĩ CNTP năm 2022 theo định hướng nghiên cứu:

* Chuẩn đầu ra của CTĐT Thạc sĩ CNTP năm 2022 theo định hướng ứng dụng:

* Đề cương chi tiết học phần Thạc sĩ CNTP năm 2020:

* Đề cương chi tiết học phần Thạc sĩ CNTP năm 2022 theo định hướng ứng dụng:

* Đề cương chi tiết học phần Thạc sĩ CNTP năm 2022 theo định hướng nghiên cứu:

Nguồn: Khoa NN-TS